ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHẢI LÀ RƯỜNG CỘT, NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC, ĐẶC BIỆT TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. GS.TSKH.VS.NGƯT Đinh Văn Nhã - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT, Đại học Công nghệ Đông Á.
2. TS. Đinh Nhật Anh Bộ Tài chính
3. TSKH(Hon.), Ths. Đinh Thị Lan Anh - Đại học Bách khoa Hà nội
Những thành tựu đóng góp của trí thức vào cách mạng giải phóng đân tộc, an ninh đất nước, sứ mệnh tập hợp đoàn kết, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KHCN do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHH) lãnh đạo là rất lớn. LHH từ ngày thành lập, trong thời gian 38 năm qua đã làm rất tốt vai trò của một Tổ chức Chính trị, Xã hội, đã tập hợp một đội ngũ hơn 4 triệu Nhà khoa học và hơn 2,2 triệu Trí thức Việt Nam, chiếm hơn 1/3 đội ngũ Trí thức toàn quốc. LHH luôn tập hợp, động viên, khích lệ các Nhà Khoa học, nhằm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng, chính sách phát luật của nhà nước góp phần phát triển bền vững đất nước, luôn cố gắng tìm tòi những giải pháp phát huy tốt hơn tiềm năng của đội ngũ trí thức Việt Nam vươn lên, vì khát vọng một Việt Nam hùng cường trong tương lai, trên nền tảng phát triển KHCN vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Vai trò dẫn dắt của KH&CN phải thiết kế cơ chế, chính sách thích hợp, tối ưu nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hàng triệu Nhà khoa học, hàng trăm ngàn doanh nghiệp, cả xã hội vào cuộc, đưa KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.
Quốc gia nào muốn phát triển đột phát phải có KHCN đóng vai trò dẫn dắt đột phát, Đảng và nhà nước đã xác định được tầm quan trọng của KHCN là quốc sách hàng đầu, trước hết chúng ta xây dựng cuộc cách mạng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia và mọi mặt của đời sống.
Điều đáng làm: thiết kế thể chế, cơ chế chính sách để các Nhà khoa học,hàng trăm ngàn doanh nghiệp, cả xã hội cùng vào cuộc để thúc đẩy KHCN tiếp tục phát triển.
Vai trò của cán bộ khoa học là nòng cốt để phát triển KHCN sau 35 năm đổi mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế nên phải thực hiện 6 phương hướng trọng tâm:
1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo phát triển thị trường KHCN và đổi mới sáng tạo tập trung cho đổi mới công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp.
Xây dựng tư tưởng nhận thức về chương trình doanh nghiệp phát triển công nghiệp lớn có tầm vóc với sự tham gia của doanh nghiệp công và tư nhân, có cơ chế thu hút đa dạng nguồn lực.
Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, quản lý của Nhà nước chỉ đạo của Chính phủ, đoàn kết thống nhất nội bộ. Phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành, các hướng phát triển KHCN hiện nay. Hiện nay chưa có định hướng nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu tập trung, trọng yếu vào những vấn đề KHCN cốt lõi, còn tản mạn, hàm mục tiêu chưa rõ, ôm đồm và không cụ thể xuyên suốt trong xác định những nhiệm vụ, đề tài khoa học cần ưu tiên, trọng điểm có tính chất thời sự đột phá trong thời đại CMCN 4.0.
Chưa có trọng tâm, trọng điểm, còn manh mún tản mạn, chưa phải là trung tâm kết nối, sáng tạo sức mạnh KHCN, phải phát triển xứng tầm với sự nghiệp đổi mới. Thị trường KHCN chưa thực sự phát triển. Đội ngũ khoa học công nghệ vừa thiếu vừa yếu vừa thừa, ít công trình nổi tiếng…
Một số nguyên nhân thiếu mạnh mẽ quyết liệt, cơ chế, thể chế, chính sách còn hạn hẹp, chưa đi đúng hướng đúng trọng tâm trọng điểm, nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm, những bất cập trong công tác phương hướng, khen thưởng tôn vinh nhà khoa học.
KHCN ứng dụng thể hiện hiệu quả trình độ công nghệ có những bước tiến hóa rõ nét, chỉ số đóng góp của năng suất, các nhân tố tổng hợp (TFT) vào tăng trưởng GDP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,22% giai đoạn 2016-2020 vượt mục tiêu 35%.
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng trưởng vượt bậc, năm 2020 xếp hạng thứ 42/131 quốc gia dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapor và Malaysia. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Nguồn lực tài chính từ xã hội cho KHCN tăng mạnh. Nếu 10 năm trước chủ yếu dựa vào ngân sách chiếm 70-80% thì nay đầu tư từ ngân hàng 52% và doanh nghiệp là 48%.
Năm 2020 và tiếp theo có đầy đủ nguồn lực để phát triển thực hiện hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, nâng cao vốn điều lệ 2000 tỷ đồng cho quỹ đổi mới sáng tạo quốc gia trong nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn 2021- 2025. Phải tích cực động viên, khích lệ sử dụng hết, có hiệu quả cao Quỹ đổi mới sáng tạo, tuy nó còn quá hạn hẹp so với đầu tư của các nước tiên tiến, phát triển. Có như vậy mới phát huy nhanh, mạnh để phát triển bền vững nội lực của KHCN nước nhà.
Tháo gỡ vốn vay cho doanh nghiệp trong việc sử dụng quỹ KHCN đầu tư cho đổi mới công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ tài chính sớm ban hành thông tư sửa đổi thông tư liên tịch hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ.
Đừng để chứng từ thanh toán dày hơn các công trình nghiên cứu.
NCKH phải đi vào cái ta cần (ứng dụng khoa học công nghệ) không phải cần ta có, lấy khó khăn thách thức là động lực vươn lên trưởng thành, phát triển.
Quản lý phân cấp, phân quyền, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, xây dựng công trình cụ thể để hoạt động nguồn lực, hướng dẫn kiểm tra giám sát, thanh tra kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật.
Chấp hành nguyên tắc rủi ro từ các nhà khoa học, KHCN từng bước phải khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế xã hội.
Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong năm 2016-2020 tăng khoảng 20%, tăng 45% so 2019.
Hiện nay đội ngũ nhân lực có khoảng 72,290 CB nghiên cứu, nhiều nhà khoa học có uy tín được thế giới công nhận. Mọi lĩnh vực như toán, Vật lý, hóa học… tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Nhưng đó mới chỉ là tiềm năng của đất nước, cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho những tiềm năng đó phát triển thành tiềm lực mạnh, hữu ích cho tương lai của nước nhà, đừng để những tiềm năng đó bị thui chột hoặc không đủ sức cuốn hút họ về nước phục vụ. Nếu không cẩn thận ta sẽ bị chảy máu chất xám một cách uổng phí.
Phải phát triển tăng trưởng KHCN đúng nghĩa để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo.
Cái gì doanh nghiệp và xã hội làm được, làm tốt thì nên để doanh nghiệp và xã hội làm. Phát huy bản lĩnh, trí thức của đội ngũ trí thức trong nhiệm vụ quan trọng cấp bách của đất nước, xây dựng cơ chế, tạo động lực NCKH, phòng chống COVID, Vacxin v,v, phải đáp ứng tính thời sự và thời cuộc.
Tầm nhìn cho phát triển KHCN:
Để tạo đột phát trong phát triển kinh tế xã hội, cần đề xuất nhiều nội dung chương trình với mục tiêu trọng điểm thiết thực, cập nhật thời đại CMCN 4.0.Xây dụng pháp luật về cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, trong đó có pháp luật đầu tư, đầu tư công, ngân sách nhà nước và tài sản công, các văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ về chính sách thuế.
Kiến nghị: Phải đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài NCKH xây dựng cơ chế, Bộ KHCN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu để tháo gỡ vướng mắc quá trình thủ tục liên quan đến các đề tài nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chấp nhận rủi ro trong khoa học.
Thành tựu của các ngành trong thời gian qua đều có dấu ấn của KHCN, giải quyết vướng mắc cơ chế chính sách và hoạt động hiệu quả.
Con đường ngắn nhất để tăng đầu tư cho KHCN là khơi thông nguồn lực của xã hội và cởi trói cho doanh nghiệp những quyết định hiện hành còn vướng mắc, những quy định về chi quỹ phát triển KHCN cho đầu tư đổi mới KHCN tại doanh nghiệp. Cần có các chính sách tốt cho các Doanh nghiệp KHCN hoạt động. Hiện nay các Doanh nghiệp được công nhận là DN KHCN, khi xét duyệt để được công nhận là rất khó khăn, nhưng đuơc công nhận rồi thì chỉ mới mang tính hình thức, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách tốt, chưa đưa vào cuộc sống để họ phát huy hết năng lực để phát triển thành động lực mạnh,có thương hiệu mạnh cả trong và ngoài nước, mà mới chỉ dừng lại ở dạng trang trí, hư danh…thiếu thực chất cơ bản, không có gì khác biệt với các DN chưa được công nhận là DN KHCN.
Đẩy nhanh sửa đổi các quy định này, biến tiềm năng thành động lực thực sự, những kết quả KHCN trong nước trong thời gian qua đã góp phần rất hiệu quả cho công tác phòng chống Covid 19, trong đó có việc sản xuất các sinh phẩm xét nghiệm.
Cần áp dụng cơ chế đặc thù trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh trong đó KHCN đóng vai trò dẫn dắt đột phá. Cần có chính sách tốt đầu tư, khuyến khích mạnh những Đề án, Dự án có tầm cỡ chiến lược phát triển mạnh cho đất nước trong giai đoạn hiện nay : Phát triển mạnh công nghệ Nano, Công nghệ Robot, ứng dụng AI trong Công nghiệp, Công nghệ phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều…cho phát triển bền vững và Công nghệ sản xuất nước chuyên biệt Tanin, Loại nước có thể mang lại phát triển đột phá cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng cho đất nước và mang ý nghĩa toàn cầu. Một loại công nghệ mà các Nhà Khoa học Việt nam chúng tôi đang sở hữu cần được Nhà nước hết sức quan tâm hỗ trợ. Đất nước ta sẽ không nghèo, thậm chí rất giàu nếu có Chính sách KHCN của Nhà nước đúng, đủ tầm để hòa nhập với thời đại CMCN 4.0. Biến nó thành lực lượng KHCN có đủ sức mạnh, động lực, khát vọng cho Việt Nam phát triển bền vững, hùng cường.
- 28/11/2023 08:56 - GS.VS. Đinh Văn Nhã - Những thành tựu vươn tầm thế…
- 28/10/2023 09:55 - HỘI NGHỊ TOÀN CẦU APCEO VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ BÁC NG…
- 28/10/2023 09:47 - TRAI ĐINH XỨ NGHỆ GS-TSKH-VS-NGUT, ĐINH VĂN NHÃ P…
- 02/08/2023 04:23 - GÓP Ý KIẾN VỀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH…
- 12/07/2023 03:27 - CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO T…
- 27/12/2018 15:16 - PHIM TÀI LIỆU: HIỀN TÀI ĐẤT MẸ
- 07/04/2017 17:27 - Giải pháp nào nâng cao trình độ khoa học công nghệ…
- 07/04/2017 09:09 - Giáo sư, Viện sỹ Đinh Văn Nhã - Tâm nguyện của một…
- 21/01/2017 04:04 - DẤU ÂN VIỆT TRÊN BẢN ĐỒ KHOA HỌC QUỐC TẾ